Make your own free website on Tripod.com

Posted by on June 27, 2019

Nếu chúng ta không biết các biện pháp xư lý kịp thời, viêm phế quản gây sốt sẽ chuyển sang nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đọc ngay bài viết để tìm hiểu thông tin quan trọng.

>>>> Xem thêm bài viết: Viêm phế quản phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Viêm phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp xuất hiện phổ biến nhất đối với trẻ em. Khi mắc bệnh người bệnh thường có nhiều triệu chứng khó chịu như: ho khan thành từng cơn, sốt, khó thở… Trong đó sốt là một dạng triệu chứng thường gặp nhất ở những người bị viêm phế quản.

Bệnh viêm phế quản gây sốt có phải giai đoạn nguy hiểm?

Viêm phế quản gây sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm đối phó với vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại. Tùy theo từng giai đoạn bệnh lý và phụ thuộc vào các nguyên nhân mắc bệnh mà triệu chứng sốt có thể diễn ra từ 38 đến 39 độ C, đôi khi lên đến 40 độ C. Sau đó chứng sốt sẽ giảm nếu được xử lý.

Bên cạnh đó việc xuất hiện sốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể có khả năng chống lại các tác nhân nguy hiểm và các bệnh lý về nhiễm khuẩn. Ngoài ra triệu chứng này còn giúp tăng thân nhiệt của cơ thể, sức đề kháng và hệ miễn dịch được tác động giúp làm tăng cường khả năng hoạt dộng hơn, tăng liều lượng sản xuất và tiết ra lượng lớn kháng thể tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên nếu bệnh viêm phế quản đang ở giai đoạn sốt cao kèm theo chứng khó thở, thở gấp, đau ngực hoặc khó chịu tại lòng ngực người bệnh cần được áp dụng những biên pháp xử lý ngay. Bởi trong trường hợp này nếu không được điều tri kịp thời hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như: Các biến chứng khôn lường từ phổi (viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi), giãn phê nan, suy hô hấp, suy tim phải. Tất cả những biến chứng này đều có khả năng gây tử vong cao ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Cách xử lý bệnh viêm phế quản gây sốt

Thông thường bệnh viêm phế quản gây sốt sẽ xuất hiện và diễn ra sau khoảng từ 2 đến 3 ngày mắc bệnh. Khi đó sốt sẽ diễn ra trong vài ngày liên tục và liên tục sốt cao trong một ngày.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, mức độ nhiễm trùng ra sao mà yếu tố sốt sẽ hoành hành theo từng giai đoạn khác nhau. Đôi khi người bệnh sẽ bị sốt nhẹ dưới 38 độ C, cũng có khi sốt cao lên đến 39 – 40 độ. Bên cạnh đó triệu chứng này có thể dai dẳng trong vài ngày hoặc cũng có thể cắt bệnh một cách nhanh chóng.

Khi viêm phế quản gây sốt cao trong nhiều ngày đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ bị mất nước và chất điện giải nhanh chóng. Điều này khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể lừ đừ, luôn buồn ngủ và không tỉnh táo nổi. Do đó cần có biện pháp xử lý khi bị viêm phế quản gây sốt đúng cách để thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể. Cụ thể như:

1. Viêm phế quản gây sốt dưới 38 độ C

Khi cơ thể có thân nhiệt nhỏ hơn 38 độ C đồng nghĩa với việc sốt đang trong giai đoạn nhẹ nên không cần phải dùng các loại thuốc kháng sinh trong trường hợp này. Khi đó người bệnh có thể được hạ sốt bằng cách trườm và lau mát người. Cụ thể như lau người bằng nước ấm tại các khu vực ở bẹn, hai bên nách, trườm khăn vùng trán, mặc những loại quần áo mỏng có khả năng thấm hút mồ hôi và nên nới lỏng quần áo.

Bên cạnh đó người bệnh có thể sử dụng biện pháp xử lý khi bị viêm phế quản gây sốt bằng rau diếp cá.Theo đó loại dược liệu này mang trong mình tính mát và chứa nhiều loại hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt cơ thể có khả năng hạ sốt rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Lấy 100 gram rau diếp cá mang đi rửa sạch, để ráo nước
  • Cho rau diếp cá vào cối và thực hiện giã nhuyễn
  • Vắt lấy phần nước và bỏ xác
  • Dùng khăn hoăc bông gòn thấm nước cốt rau diếp cá và đắp lên trán
  • Bên cạnh đó cần uống nước cốt rau diếp cá 2 lần mỗi ngày (sáng, tối) để tăng thêm hiệu quả công dụng.

2. Viêm phế quản gây sốt trên 38,5 độ C

Khi viêm phế quản gây sốt trên 38,5 độ C người bệnh cần được sử dụng các biện pháp xử lý giúp hạ sốt nhanh. Đa phần trong trường hợp này bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc có sự kết hợp giữa thuốc Tây y và những phương pháp vật lý khác.

Theo đó người bệnh viêm phế quản nên ưu tiên sử dụng paracetamol để giúp hạ sốt. Cần lưu ý tuyệt đối không được dùng quá 3g/ngày và phải sử dụng thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ một lần.

Trong trường hợp khi đã sử dụng thuốc paracetamol nhưng cơ thể vẫn ở trong trạng thái mệt mỏi, sốt cao người bệnh có thể sử dụng thuốc ibuprofen xen kẽ với thời gian dùng paracetamol. Ibuprofen có lợi thế trong việc giúp tan huyết và hạ sốt trong thời gian 6 giờ sau khi uống nếu sốt có dấu hiệu xuất huyết. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc điều trị xen kẽ bằng 2 loại dược phẩm này.

Comments

Be the first to comment.

Leave a Reply


You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*