Make your own free website on Tripod.com

Posted by on May 14, 2019

Trong số các bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm, tỷ lệ người bị thoát vị đĩa đệm ở giữa hai đốt sống L4 L5 chiếm khá cao, bởi vị trí này nằm ở nơi cong nhất của cột sống, phải chịu nhiều áp lực nhất từ các hoạt động thường ngày. Người bệnh có thể bị đau vùng thắt lưng dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, đôi khi cơn đau lan xuống hông, mông và chân, có thể dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Xem thêm: https://thoaihoacotsong.vn/tri-thoat-vi-dia-dem/10-bai-tap-thoat-vi-dia-dem/
Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, việc tập luyện rất quan trọng. Tuy nhiên một số bệnh nhân ngại vận động vì lo sợ cơn đau sẽ tái phát. Theo bác sĩ Wade Brackenbury (chuyên gia Thần kinh cột sống, phòng khám ACC), việc nằm hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ làm các nhóm cơ bị co cứng, khó khăn cho quá trình phục hồi vận động sau điều trị đau. Do đó bác sĩ Wade khuyến cáo người bệnh thoát vị đĩa đệm nên luyện tập song song với quá trình điều trị. Nhiều bệnh nhân đã áp dụng các bài tập thoát vị đĩa đệm L4 – L5 hàng ngày và nhận thấy hiệu quả rõ rệt, giảm đau hẳn, cột sống lưng dần trở nên khỏe mạnh và dẻo dai.
Các bài tập thoát vị đĩa đệm L4 – L5
Theo các bác sĩ tại Phòng khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACC), những bài tập sau đây giúp giảm áp lực lên đĩa đệm thoát vị, hỗ trợ giảm đau và điều trị bệnh hiệu quả.
1. Bài tập nằm sấp đơn giản
– Nằm sấp, duỗi thẳng tay chân.
– Năng cổ lên cao (hít vào) và từ từ hạ xuống (thở ra).
– Giữ thẳng lưng, thực hiện động tác nâng cổ đều đặn khoảng 10 lần.
2. Bài tập “rắn hổ mang”
– Nằm úp và chống 2 tay xuống sàn.
– Nâng thân trước cao hết mức, đảm bảo cẳng tay có thể duỗi thẳng.
– Giữ đầu, lưng và chân thẳng.
– Giữ tư thế này trong 5 giây, sau đó tiếp tục nâng người như vậy khoảng 6 – 8 lần, có thể luyện tập cách nhau 2 tiếng trong suốt cả ngày.
3. Bài tập gập bụng một phần
– Nằm ngửa lưng, cong 2 đầu gối, lòng bàn chân và lưng áp lên sàn tập.
– Kéo cằm về phía ngực, cong phần trên cơ thể về phía trước để nâng vai khỏi mặt sàn, với 2 tay hướng về phía trước.
– Giữ tư thế này trong 3 giây sau đó từ từ hạ xuống.
– Để tăng độ khó của bài bài, khi thực hiện các động tác trên, bạn có thể siết chặt 2 tay sau cổ với khuỷu tay hướng ra ngoài.
– Thực hiện động tác này 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
4. Bài tập Dead Bug
Bài tập này tác động vào cơ mông, đùi và giúp giảm đau cột sống lưng.
– Nằm ngửa người lên sàn, đầu gói cong, tay duỗi thẳng.
– Thắt chặt cơ bụng. Giữ chân cong, nâng 1 chân lên khỏi mặt sàn, giữ trong vòng 5 giây trước khi hạ xuống. Thực hiện với chân còn lại.
– Nâng 1 cánh tay lên đầu, giữ trong vòng 5 giây rồi hạ xuống. Thực hiện với cánh tay còn lại.
– Khi đã quen dần với các động tác, bạn có thể thực hiện song song động tác tay và chân: nâng 1 chân và tay ở phía đối diện vào cùng một thời điểm.
– Thực hiện 3 hiệp. Mỗi hiệp 10 lần.
5. Bài tập chống đẩy bằng khuỷu tay
– Nằm sấp, đặt hai khuỷu tay xuống sàn.
– Nâng phần thân dưới bằng cách kiễng ngón chân.
– Khi cơ thể được nâng lên khỏi sàn, cần giữ thẳng lưng, giữ yên tư thế này trong 30 giây.
– Từ từ hạ xuống, hít thở nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại khoảng 10 lần.
Những lưu ý khi luyện tập
– Người bệnh cần tránh một số bài tập gây áp lực cho vùng cột sống thắt lưng, càng làm cho tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên trầm trọng hơn như: cử tạ nặng, xoay vặn hoặc uốn cong người, đứng cúi chạm đầu ngón chân…
– Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mỗi bài tập có thể phù hợp hoặc không với từng bệnh nhân. Do đó, trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Trước khi luyện tập, nên làm nóng cơ thể bằng một số động tác khởi động cơ bản, để các khớp và cơ căng giãn.
– Tập luyện từ từ, nhẹ nhàng, không quá sức.
– Thực hiện đúng động tác, không tập sai cách.
– Kết hợp nhịp thở, hít thật sâu, thở dài để tăng lượng oxy vào máu và các cơ trong cơ thể.
– Hãy luôn lắng nghe cơ thể khi tập, ngưng ngay nếu có triệu chứng bất thường.
Thoát vị đĩa đệm được xem là bệnh lý khá nguy hiểm, việc điều trị càng trở nên phức tạp nếu không phát hiện kịp thời. Các bài tập chỉ mang tính chất hỗ trợ, trước đó người bệnh cần tiếp cận đúng hướng điều trị dứt điểm.
Hiện các phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn, chữa lành tận gốc đang được đánh giá rất cao, tiêu biểu là Trị liệu thần kinh cột sống. Phương pháp này đã tồn tại và nổi tiếng trên thế giới từ rất lâu. Ở Việt Nam, ACC được biết đến là phòng khám chuyên khoa thần kinh cột sống đầu tiên. Trong hơn 12 năm hoạt động, ACC đã chữa dứt điểm thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh xương khớp khác cho hàng chục ngàn bệnh nhân theo phương châm “chữa đau tận gốc không dùng thuốc hay phẫu thuật”.

Comments

Be the first to comment.

Leave a Reply


You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*